Nám da là gì?
Nám da là một tình trạng tương đối phổ biến, gây ra các mảng sẫm màu, đổi màu trên da. Nám da phổ biến hơn ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Mặc dù nám da không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng có thể làm giảm sự tự tin về mặt ngoại hình.
Các triệu chứng của nám da
Nám da gây ra các mảng đổi màu có thể phân biệt rõ rệt với vùng da lân cận. Các vùng da khác trên cơ thể thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng có thể bị nám như:
- Má
- Trán
- Sống mũi
- Cổ cằm
- Mu bàn tay
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây nám da
Những người có làn da sẫm màu có nhiều nguy cơ hơn những người có làn da trắng. Sự nhạy cảm với estrogen và progesterone cũng có liên quan đến tình trạng này. Điều này có nghĩa là thuốc tránh thai, mang thai và liệu pháp hormone đều có thể gây nám da. Căng thẳng và bệnh tuyến giáp cũng được cho là nguyên nhân gây ra nám da.
Ngoài ra, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể gây ra nám da vì tia cực tím ảnh hưởng đến các tế bào kiểm soát sắc tố.
Làm thế nào để chẩn đoán nám da?
Kiểm tra trực quan vùng bị ảnh hưởng thường đủ để chẩn đoán nám da. Để loại trừ các nguyên nhân cụ thể, bác sĩ cũng có thể thực hiện một số xét nghiệm nếu cần thiết.
Một kỹ thuật có thể được thực hiện là kiểm tra đèn Wood là một loại ánh sáng đặc biệt dành cho làn da giúp bác sĩ kiểm tra nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm và xác định mức độ ảnh hưởng của nám da.
Nám da có trị được không?
Đối với một số trường hợp nám da do thai kì hay do thuốc tránh thai, nám da sẽ tự mất đi sau khi kết thúc thai kì. Với các trường hợp khác, một số loại kem đặc trị có thể được bác sĩ da liễu chỉ định, tiêm steroid tại chỗ để giúp làm sáng các khu vực bị nám cũng là một liệu pháp hiệu quả. Một số phương pháp khác có thể được thực hiện bao gồm tẩy da bằng hóa chất (peel da), mài da và mài da vi điểm là những lựa chọn khả thi. Những phương pháp điều trị này loại bỏ các lớp da trên cùng và có thể giúp làm sáng các mảng nám da.
Việc điều trị nám da có thể mất nhiều thời gian và một số trường hợp nám da không thể mờ đi hoàn toàn. Bạn sẽ cần tuân thủ các liệu pháp điều trị và hướng dẫn của bác sĩ để giảm nguy cơ nám quay trở lại.
Xem thêm: Tẩy da chết hóa học (Chemical peel)
Có cách nào giúp phòng ngừa nám da?
Mặc dù không phải tất cả các trường hợp nám đều sẽ khỏi khi điều trị, nhưng có một số phương pháp giúp làm giảm thiểu sự xuất hiện, làm mờ vùng nám da bao gồm:
- Sử dụng trang điểm để che các vùng da bị nám
- Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ da liễu
- Thoa kem chống nắng mỗi ngày với các loại kem có chỉ số SPF từ 30 trở lên
- Đội chiếc mũ rộng vành, mang áo dài tay để che chắn
Nếu bạn tự ti về tình trạng nám da của mình, hãy nói chuyện với bác sĩ đề lựa chọn những phương pháp điều trị phù hợp.
Tham khảo: Melasma
⏩⏩ Xem thêm video hướng dẫn các chăm sóc, điều trị và phòng ngừa nám da được chia sẻ bởi BS.CK2 Nguyễn Lê Trà Mi tại: https://youtu.be/LqBjzddLarE
Trong trường hợp bạn có những câu hỏi, thắc mắc về tình trạng bệnh của mình có thể tham vấn ý kiến bác sĩ bằng cách nhấn vào banner bên dưới đây.